Theo số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số giá quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 363,39 điểm hôm 23/5/2019, tăng 0,9% tương đương 3,24 điểm so với chỉ số trước đó ngày 22/5/2019.

Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 303,68 điểm, tăng 1,64% tương đương 4,89 điểm so với chỉ số trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 374,68 điểm, tăng 0,79% tương đương 2,92 điểm so với chỉ số trước đó.

Giá thép tại Trung Quốc ngày 24/5/2019 giảm do lo ngại về dư cung, trong bối cảnh công suất sản xuất tại các nhà máy thép tăng, song giá thép có tuần tăng.

Các nhà sản xuất thép tại Trung Quốc thúc đẩy sản xuất do lợi nhuận tăng, bất chấp các biện pháp môi trường tại các trung tâm sản xuất thép lớn tăng cường.

Công suất sản xuất tại các nhà máy thép  tăng 2,07% trong tuần đến ngày 24/5/2019 từ mức 71,13% tuần trước đó, cao nhất kể từ giữa tháng 7/2018, công ty tư vấn Mysteel cho biết.

Nhà phân tích thuộc Jinrui Futures cho biết: “Sản lượng thép gia tăng, các thương nhân bắt đầu giảm bớt dự trữ trong bối cảnh lo ngại về dư cung và nhu cầu suy giảm”.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,7% xuống 3.873 CNY (560,32 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 1% xuống 3.699 CNY/tấn. Dự trữ sản phẩm thép của các  thương nhân Trung Quốc trong tuần này tiếp tục giảm, giảm 514.800 tấn xuống 11,62 triệu tấn, Mysteel cho biết.

Nhu cầu thép thường suy yếu trong mùa hè ở Trung Quốc, khi thời tiết tăng cao và mưa ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng.

Giá quặng sắt tại Đại Liên giảm sau khi tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên trước đó, với Sở giao dịch cảnh báo các nhà đầu tư giao dịch “hợp lý”.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 727 CNY/tấn.

Giá than luyện cốc và than cốc tăng 1,3% và 21,% theo thứ tự lần lượt.

Nhà phân tích thuộc Fitch Solutions Macro Research cho biết: “Chúng tôi dự kiến giá than luyện cốc sẽ duy trì ở mức cao, với nhu cầu từ lĩnh vực thép Trung Quốc tăng mạnh, do quan hệ Mỹ - Trung giảm sút và các biện pháp hỗ trợ kinh tế hơn nữa từ chính phủ đối với nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại”.

Các thông tin khác:

Thép phế liệu: Thống kê cho biết, xuất khẩu thép phế liệu của Hồng Kông trong tháng 3/2019 đạt 95.000 tấn, giảm 31,9% so với tháng 3/2018, trong khi tăng 67,2% so với tháng 2/2019, giảm dưới 100.000 tấn trong 2 tháng liên tiếp.

Trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thép phế liệu của Hồng Kông đạt 250.000 tấn, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, hầu hết xuất khẩu đến Việt Nam đạt khoảng 90.000 tấn, giảm 38,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 35,6% trong tổng số.

 

Thép cuộn và tấm: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), xuất khẩu thép cuộn và tấm của  nước này trong tháng 3/2019 đạt 22.000 tấn, giảm 19,6% so với tháng 2/2019 và giảm 38,9% so với tháng 3/2018.

Kim ngạch nhập khẩu đạt 20,6 triệu USD, giảm 1,7 triệu USD so với tháng 2/2019 và giảm 9 triệu USD so với tháng 3/2018.

Trong số đó, hầu hết xuất khẩu thép cuộn và tấm của Mỹ sang Mexico đạt 17.400 tấn, giảm so với 22.900 tấn tháng 2/2019 và giảm so với 22.300 tấn tháng 3/2018, Canada đứng thứ 2 đạt 3.300 tấn.

Nguồn: VITIC/Reuters